Kiến trúc Thế giới xe Khoa học và công nghệ Tin tức điện ảnh Khám phá thế giới Thư Viện Ảnh Thế giới Game

Tin tức mới

Rss

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015
Đố bạn giải được bài toán khiến 98% người trên thế giới bó tay

Đố bạn giải được bài toán khiến 98% người trên thế giới bó tay


Bài toán "Ai giữ cá" tưởng chừng đơn giản nhưng khiến không ít người phải chào thua trước Einstein.

Vào cuối thế kỉ XIX, nhà bác học Albert Einstein đã đưa ra một câu đố và quả quyết rằng, chỉ có nhiều nhất 2% dân số trên thế giới giải được bài toán này.



Vậy bạn có muốn ghi danh mình vào con số ít ỏi 2% dân số trên thế giới giải được bài toán hóc búa này như Einstein nói không? Nếu tự giải được thì chỉ số IQ của bạn hẳn thật là đáng nể.

Giờ thì hãy cùng chúng tớ xem dữ liệu của bài toán và thật kiên trì giải bài toán này trước khi xem đáp án ở phần cuối bài nhé!

Đề bài toán

-  Có 5 ngôi nhà, mỗi ngôi nhà được sơn một màu khác nhau.
-  Chủ nhân của mỗi ngôi nhà lại mang quốc tịch khác nhau.
-  5 chủ nhân của ngôi nhà - mỗi người chỉ thích một loại nước uống, hút một hãng thuốc lá và nuôi một con vật nuôi riêng.
-  Không vị chủ nhân nào thích cùng một loại nước uống, hút cùng một hãng thuốc lá và có cùng một loại vật nuôi.

Gợi ý:

1. Người Anh sống trong ngôi nhà màu đỏ.
2. Người Thụy Điển nuôi chó.
3. Người Đan Mạch thích uống trà.
4. Ngôi nhà màu xanh lá nằm bên trái ngôi nhà màu trắng.
5. Chủ nhà ngôi nhà xanh lá thích uống cà phê.
6. Người hút thuốc lá Pall Mall nuôi chim.
7. Chủ nhà màu vàng hút thuốc lá Dunhill.
8. Người sống trong ngôi nhà chính giữa phố thích uống sữa.
9. Người Na Uy sống trong ngôi nhà đầu tiên.
10. Người hút thuốc lá Blends sống cạnh người nuôi mèo.
11. Người nuôi ngựa sống cạnh người hút thuốc lá Dunhill.
12. Người hút thuốc Blue Master thích uống bia.
13. Người Đức hút thuốc lá Prince.
14. Người Na Uy sống cạnh ngôi nhà màu xanh dương.
15. Người hút thuốc lá Blends có người hàng xóm thích uống nước.

Câu hỏi đưa ra: Vậy ai là người nuôi cá?

Giờ thì các bạn hãy cùng lấy giấy, bút và thử trả lời bài toán hóc búa này của Einstein nhé!




Và giờ thì hãy cùng xem lời giải của bài toán này.
Với việc kẻ bảng thành 5 cột tương ứng với 5 ngôi nhà - 5 dòng để ghi dữ liệu thông tin gợi ý (màu sắc ngôi nhà, quốc tịch, đồ uống, loại thuốc hút, vật nuôi) và dùng phương pháp loại trừ, hẳn các bạn sẽ không quá khó khăn khi giải bài toán trên của Einstein.

 Bạn có tìm ra đáp án giống chúng tớ không?
150915btoan02-b470f
Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015
Sự thật đằng sau tục bó chân ở Trung Quốc

Sự thật đằng sau tục bó chân ở Trung Quốc

Đó là quan niệm về vẻ đẹp hay sự khoái cảm của người xưa?

Tục bó chân ở Trung Quốc gần như đã trở thành một nét truyền thống của phụ nữ đất nước này trong suốt thời phong kiến. Nhiều người cho rằng, tục lệ này đã phần nào phản ánh rõ quan niệm, định kiến xã hội của người Trung Quốc xưa.

Chúng ta biết rằng, để có được đôi chân bó nhỏ nhắn - biểu hiện của sự cao quý như vậy, người phụ nữ xưa đã phải chịu đau đớn suốt một thời gian dài. Nhưng liệu ẩn giấu đằng sau tục lệ bó chân của người xưa còn bí ẩn khoa học nào không? Bạn sẽ được bật mí ngay sau đây:



Phụ nữ Trung Quốc xưa "khóc hàng xô nước mắt" để có được "gót sen"

Từng là biểu tượng của sắc đẹp và sự quyền quý, những bàn chân nhỏ xíu do bị bó chặt của phụ nữ Trung Quốc xưa được gọi bằng những cái tên mỹ miều như "gót hoa" hay "gót huệ". Họ quan niệm rằng, việc bị bó chân sẽ khiến họ đi không vững vàng, giống như những cành sen đong đưa trong gió.



Việc bó chân thường được thực hiện vào mùa đông bởi chân trẻ sẽ bị tê lạnh, bớt đi cảm giác đau đớn.

Để có được đôi "gót sen" hoàn hảo, người mẹ hoặc người bà trong gia đình sẽ bắt đầu bó chân con gái, cháu gái họ khi đứa trẻ 2 - 5 tuổi - khoảng thời gian xương bàn chân chưa phát triển hoàn thiện.

Đầu tiên, chân của các bé gái được ngâm trong nước ấm pha thảo dược và máu động vật. Sau đó, những người bó chân sẽ xoa bóp nhẹ nhàng đôi bàn chân rồi dùng lực mạnh để bẻ quặp các ngón chân xuống, ép vào lòng bàn chân. Xương vòm bàn chân bị bẻ gẫy, tiếp đến cả bàn chân được quấn lại thật chặt trong băng vải.



Băng vải sẽ được tháo ra định kỳ để rửa và xoa bóp. Tuy nhiên, những lần sau đó, chân của các cô gái sẽ càng bị bó chặt hơn.

Không những thế, người xưa còn đánh thật mạnh vào lòng bàn chân của các bé gái, làm vỡ nát các xương. Khi vải được quấn lại, cô gái còn bị buộc phải đi lại trên nền nhà để bàn chân biến dạng hơn nữa.



Quá trình bó chân thường kéo dài trong 2 năm và nó đau đớn đến mức có người đã nói rằng: “Người con gái bó chân phải khóc hàng xô nước mắt”.

Sau 2 năm, bàn chân sẽ giữ nguyên hình dạng trong suốt cuộc đời sau đó. Những biến chứng thường gặp là bàn chân bị sưng, chảy mủ và thậm chí còn bị hoại tử do nhiễm trùng.

Động lực khiến người phụ nữ phải chịu những đau đớn này, chúng ta vẫn nghĩ rằng…

Nhiều tài liệu ghi lại rằng, tương truyền người đầu tiên khởi xướng tục bó chân là một cung phi thời Nam Đường (937 - 975).



Chính điệu múa với bàn chân quấn lụa của cung phi kia đã làm xiêu lòng hoàng đế và kết quả là những cung phi khác bắt đầu theo đó mà bó chân mình, tạo ra một tập tục kéo dài đến tận cả hàng thế kỉ sau đó.

Người ta cho rằng bàn chân bó nhỏ xíu làm bước đi của người phụ nữ uyển chuyển như lướt trên mặt nước, từ đó làm tăng thêm độ quyến rũ của họ.


Dần dần, tập tục này lan ra nhiều vùng tại Trung Quốc, đến mức người con gái không có bàn chân bó sẽ bị khinh thường.

Đặc biệt hơn, con gái quý tộc không bó chân chỉ có cơ hội lấy chồng ở đẳng cấp kém hơn, còn con gái những nhà nghèo thì dễ bị bán làm nô lệ.

Bên cạnh đó, người xưa tin bó chân còn là phương pháp để gắn kết phụ nữ với gia đình. Lý do là bởi với bàn chân bó chặt đau đớn, phụ nữ sẽ ít đi lại hơn, từ đó sẽ ở nhà chăm sóc chồng con một cách chu toàn.

Nghe có vẻ hoàn hảo nhưng còn một sự thật khoa học ẩn sau đó không phải ai cũng biết…

Với bàn chân bị bó chặt, khi bước đi người phụ nữ phải nhón từng bước rất nhỏ, dịch chuyển phần lớn lực bước chân lên những bó cơ ở đùi để tránh bị ngã.



Hậu quả là các cơ đùi và cơ ở vùng hông sẽ trở nên co chặt một cách khác thường. Cứ như thế, theo thời gian, các cơ xung quanh cơ quan sinh dục nữ cũng ngày càng trở nên săn chắc.

Điều này mang đến nhiều khoái cảm hơn cho người chồng trong sinh hoạt vợ chồng, làm cho người phụ nữ như “vẫn còn trinh” trong mỗi lần quan hệ.

Ngoài ra, việc dồn lực vào bắp đùi và vùng hông còn tạo cho người phụ nữ vóc dáng hấp dẫn hơn nhiều trong mắt người khác phái.

Hơn thế nữa, do việc tháo băng bó chân mất khá nhiều thời gian nên người vợ vẫn giữ nguyên bàn chân bọc kín khi làm "chuyện ấy". Điều này vô tình tạo ra sự bí ẩn, kín đáo mà nam giới Trung Quốc xưa rất ưa chuộng.

Điều này lí giải tại sao những người phụ nữ với bàn chân bó chặt lại có thể dễ dàng lấy chồng quý tộc, giàu sang hơn những người sống với bàn chân bình thường rất nhiều.

Tạm kết:

Rất nhiều người đã tranh cãi về lí giải mang tính khoa học này. Họ cho rằng, tục bó chân bắt nguồn từ tổng hòa của nhiều quan niệm văn hóa phức tạp nước Trung Hoa chứ không phải đơn thuần là chỉ là sự thỏa mãn như lí giải ở trên.



Nhưng dù thế nào đi nữa, xét về phương diện xã hội học, tục lệ này cũng phản ánh rõ rệt quyền lực của người đàn ông trong xã hội phong kiến cùng với tư tưởng trọng nam khinh nữ nặng nề của Trung Quốc thời xưa, nó kéo dài cả hàng thế kỉ và thậm chí còn có ảnh hưởng rất lớn đến tận ngày nay.

Nguồn: BuzzFeed, Wikipedia
Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015
Giải mã súng ngắn Desert Eagle - đại bàng sa mạc

Giải mã súng ngắn Desert Eagle - đại bàng sa mạc


Súng ngắn Desert Eagle Mark VII. 

Thông số kỹ thuật của súng ngắn Desert Eagle:
Loại: Hoạt động đơn
Cỡ đạn: 357 Magnum, 41 Magnum (cũ,đã bỏ), 44 Magnum, 440 Cor-bon, 50 AE- Action Express (12,7x33mm)
Chiều dài tổng thể: 260 mm
Trọng lượng(rỗng): 1715 g
Nòng dài: 254 mm
Ổ đạn: 9 viên (357 Magnum), 8 viên (44 Magnum) hoặc 7 viên (50 AE)
Súng ngắn Desert Eagle ra đời vào năm 1979 do công ty Magnum Research phát triển. Ban đầu súng có thiết kế ngắn, sau đó được công bố vào năm 1982 với tên gọi Eagle 357 .
Công ty Magnum Research được cấp bằng sáng chế thiết kế cơ sở súng ngắn Desert Eagle vào năm 1978 và nguyên mẫu đầu tiên của súng đã được hoàn thành vào năm 1981.

Súng ngắn Desert Eagle Mark XIX. 




Theo hợp đồng với Magnum Research, việc sàng lọc cuối cùng của súng do Công ty công nghiệp quân sự Israel (Israel Military Industries - IMI) thực hiện. Sau khi thực hiện nhiều thử nghiệm, hơn 1.000 phiên bản súng ngắn Desert Eagle được sản xuất với cỡ đạn 357 Magnum, nhưng những phiên bản này không có chức năng hoán chuyển cỡ đạn.

Phát triển của súng ngắn Desert Eagle vẫn chưa hoàn chỉnh, tuy nhiên vào năm 1985, nòng súng đã được thay đổi để giúp tăng cường độ chính xác. Năm 1986, một phiên bản cỡ nòng 44 Magnum đã được hoàn thiện, đây là phiên bản bán tự động đầu tiên của súng ngắn cỡ nòng 44 Magnum thành công khi đưa ra thị trường.

Sau đó, dòng súng ngắn Desert Eagle tiếp tục được cải tiến. Năm 1987, súng ngắn Desert Eagle cỡ đạn 41 Magnum (hiện không sản xuất) đã được giới thiệu để tiến vào thị trường. Năm 1989, phiên bản Desert Eagle Mark VII trở thành tiêu chuẩn. Tất cả phiên bản Desert Eagle Mark VII sản xuất từ năm 1989 đều có tính năng: đòn bẩy an toàn mở rộng, mở rộng cơ chế hất vỏ đạn của khung và cải thiện giai đoạn kích hoạt .

Trong khoảng năm 1996, Magnum Research giới thiệu thành công cỡ đạn 50 AE- Action Express để đáp ứng cho  thị trường dân sự (săn bắn và thể thao).
Kể từ khi nghiên cứu cỡ nòng Magnum, một số nhà sản xuất khác đã bắt đầu để sản xuất cỡ nòng 50 Magnum, nhưng chỉ có một súng ngắn bán tự động được thiết kế thành công cho đến nay, đó là súng ngắn Desert Eagle.

Bản thiết kế nâng cấp cuối cùng của súng này được gọi là Desert Eagle Mark XIX. Súng này có thể dùng tất cả mọi loại đạn từ những phiên bản trước, bao gồm Desert Eagle Mark I và Desert Eagle Mark Mark VII với các cỡ đạn khác nhau.

Phiên bản cuối này được phép sử dụng nòng khác nhau trên cùng một khung, cho phép dễ dàng thay đổi cỡ đạn với vài thao tác chuyển đổi các thành phần: nòng, ổ đạn, và bulông…Ngày nay súng ngắn Desert Eagle được sử dụng trong các chiến dịch đặc biệt cũng như săn bắn, mặc dù chi phí của súng và đạn khá đắt.

Desert Eagle là một súng vận hành bằng khí (khác với dòng súng ngắn trước là dùng độ bât lại của đạn, Desert Eagle dùng hoạt động khí giống súng trường tấn công), khoá nòng và sử dụng hộp đạn tháo rời. Khóa sử dụng hệ thống luân phiên chốt riêng biệt với 4 vành đai xuyên tâm. Cò kích hoạt là loại hoạt động đơn lẻ, súng có chế độ thuận 2 tay, chốt chuyển vị nằm ở 2 bên của khung. Súng ngắn Desert Eagle có thước nhắm (đầu ruồi) cố định hoặc thay đổi.
Copyright © 2012 Tin Tức 29 All Right Reserved